Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và sản xuất cây dứa Queen trên địa bàn tỉnh Sơn La ​
Lượt xem: 2242


I. ĐIỀU KIỆN SINH THÁI.

1. Cây dứa sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 22-330C, lượng mưa hàng năm từ 1.200 mm – 2.000 mm, độ ẩm không khí 75%- 80%.

2. Đất phù hợp cho cây dứa phát triển là loại đất đồi vàng, đỏ, trên sa thạch, phiến thạch, có tầng canh tác dầy trên 30cm, tỷ lệ mùn trên đất > 1%, độ pH từ 4,5 - 6, độ dốc thích hợp từ 50 - 100.

II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DỨA.

1. Thời vụ trồng: Cây dứa có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên ở những địa phương vào mùa đông, khí hậu khắc nghiệt (nhiệt độ dưới 120, có sương muối có thể gây chết chồi sau trồng, do vậy không nên trồng vào thời điểm này).

2. Làm đất: Vãi đều vôi bột trước khi làm đất, lượng bón 1 tấn/ ha, sau đó đất được cày chảo, phay nhỏ, phẳng, lên luống theo tiêu chuẩn sau:

           - Độ rộng mặt luống: 1,5 m – 1,6 m

- Khoảng cách giữa 2 luống:  0,4 m – 0,5m

- Chiều cao luống: 0,2m – 0,25m

- Sau đó rạch hàng 4 hàng trên 1 luống: Hàng cách hàng: 0,4 m

- Nếu đất có độ dốc cao không cần lên luống nhưng phải trồng theo vạt, chiều rộng vạt khoảng 1,5m – 1,6m, trồng 4 hàng trên 1 vạt đó.

- Bón lót: Toàn bộ lượng phân Lân (hoặc N.P.K), 70 % lượng phân đạm Sunfat,  50% lượng phân Kali của 1 chu kỳ cây dứa, phay trộn đều phân, dùng màng phủ Nilon phủ lên luống dứa, chặn kỹ nilon để không bị bay, lật. Lượng phân còn lại dùng để bón thúc (xem ở mục 2.5).

3. Chọn chồi và phân loại chồi.

- Chọn chồi khoẻ mạnh không sâu bệnh, đỉnh sinh trưởng còn nguyên vẹn, không dập nát, chọn chồi cùng loại có kích thước và trọng lượng tương tự nhau để trồng (tránh tình trạng chồi to, chồi nhỏ trồng lẫn lộn).

- Trọng lượng từ 200 gam - 300 gam (chiều dài chiều đã phát lá đạt 27cm – 30cm).

4. Kỹ thuật trồng.

           - Khoảng cách trồng và mật độ như sau:

           + Cây cách cây: 0,3m – 0,35m

           + Hàng cách hàng: 0,4 m

           + Mật độ: 55.000 cây – 60.000 cây/ ha.

- Với mật độ này, năng suất dứa có thể đạt: 40 – 50 tấn / ha (đã bẻ hoa)

- Cách trồng: Dùng cuốc nhỏ hoặc dùng bay đào hố, đặt chồi giống dứa thẳng đứng, vun đất vào gốc, ấn chặt xung quanh gốc (không để đất rơi vào nõn dứa), nên trồng kiểu nanh sấu để vườn dứa sinh trưởng tốt.

5. Chăm sóc dứa.

- Trồng dặm: Sau khi trồng từ 10 đến 15 ngày phải kiểm tra: nếu có cây dứa đổ nghiêng phải dựng lại, nếu có cây chết, lấy chồi cùng loại trồng dặm lại ngay.

- Làm cỏ: Trong thời gian sinh trưởng vườn dứa luôn sạch cỏ, tuyệt đối không để cỏ chụp, kết hợp sau các lần làm cỏ bón thúc phân cho dứa, khi bón phân phải lấp đất cẩn thận tránh sự bốc hơi của phân, chú ý dừng bón phân trước thời gian xử lý dứa từ 30 đến 40 ngày.

- Bón phân cho dứa: (tấn/ ha/ chu kỳ)

 

Cách bón

Loại phân bón

Lân Nung chảy

Đạm Sun Fat

Ka li

Bón lót

2,0

1,4

0, 5

Thúc đợt 1 : Sau trồng 8 tháng

 

0,3

0, 3

Thúc đợt 3: Sau ra hoa 2 tháng

 

0,3

0,2

Tổng

2,0

2,0

1,0

-  Phòng trừ sâu bệnh.

+ Bệnh thối nõn:

 Trước khi trồng chọn chồi khoẻ không có bệnh và xử lý chồi (như phần chọn chồi để trồng). Khi cây bị bệnh có thể dùng thuốc như Manab 0,5% phun 3 - 4 lần cách nhau 10 ngày với lượng 800 – 1.000 lít/ha.

+ Bệnh hại rễ: Dùng Texphophat rải vào ruộng trước khi trồng dứa với lượng 60 kg/ha, vào tháng 7 và 8 xuất hiện sâu non bón Mocap 20 C lượng 9 kg/ha

Lưu ý: Đất trồng dứa phải luân canh, cải tạo đất, hạn chế nguồn gây bệnh.

Với những vùng dứa trồng trên đất mới rất ít bị sâu bệnh hại cây dứa

6. Buộc lá dứa:

-  Mục đích.

+ Hạn chế dứa ra hoa chính vụ khi cây dứa chưa đủ tiêu chuẩn xử lý, khi cây dứa đạt tiêu chuẩn tiến hành xử lý ra hoa, từ đó tăng năng suất, chất lượng dứa.

+ Tăng khả năng rải vụ dứa để phù hợp với kế hoạch chế biến.

- Biện pháp kỹ thuật:

+ Chọn thời điểm buộc: Đối với dứa cây non thường tiến hành buộc lá dứa vào tháng 9. Với dứa trồng mới bằng chồi loại 1 trồng vào tháng 8, 9 tiến hành buộc sau khi trồng từ 1,5 – 2 tháng.

+ Cách buộc: Túm gọn tất cả các lá dứa vuốt thẳng đứng, dùng 2 lạt mềm buộc chặt túm lá dứa lại, sao cho ánh sáng không lọt vào nõn cây dứa.

III. XỬ LÝ DỨA.

          1. Tiêu chuẩn cây xử lý: Thời gian từ khi trồng đến khi xử lý từ 10 - 12 tháng tuổi (Tuỳ theo loại chồi trồng, thời vụ trồng và chế độ chăm sóc), cây tốt, lá xanh đậm, dầy bản lá to, số lá trên cây từ 28 – 30 lá.

2. Hoá chất xử lý dứa: Điều Hoa Bảo (Ethrel)

          - Pha 10cc thuốc Ethrel với 5 lít nước sạch + 10 gam đạm Urê khuấy đều (nồng độ 20/00) sau đó rót đầy dung dịch thuốc vào nõn dứa.

          - Thời gian xử lý: buổi sáng từ 5 giờ - 9 giờ, buổi chiều từ 15 giờ - 18 giờ.

           - Khi xử lý nếu gặp mưa to phải xử lý lại (nếu xử lý sau 2 giờ gặp mưa không phải xử lý lại).

           3. Lượng hóa chất Điều Hoa Bảo( Ethrel) dùng để xử lý cho 01 ha: 3lít /ha

IV. THU HOẠCH.

1. Thu hoạch quả: Sau khi dứa ra hoa từ 5-6 tháng sẽ cho thu hoạch quả.

1. 1.Tiêu chuẩn thu dứa chế biến đồ hộp và chế biến lạnh.

            - Cắt 1/3 phía trên (từ gốc chồi ngọn trở xuống) ruột quả có màu vàng, đến chín từ 1 đến 2 hàng mắt.

            - Dứa không sâu bệnh và chuột khoét.

            - Dứa không dập nát không úng và không trám nắng.

            - Trọng lượng quả: 0,45 kg / quả trở lên (đã bẻ hoặc chặt hết cuống và hoa).

           1.2. Tiêu chuẩn thu dứa chế biến cô đặc:

             - Dứa chín vỏ quả có màu vàng từ 1/3 trở lên đến chín toàn phần.

             - Dứa không sâu bệnh và chuột khoét.

            - Dứa không dập nát, không úng và không trám nắng.

            - Trọng lượng quả: 0,35 kg / quả trở lên (đã bẻ hoặc chặt hết cuống và hoa).

2. Thu hoạch chồi.

2.1. Sau khi thu hoạch dứa quả từ 3-5 tháng sẽ thu hoạch chồi (tùy thời điểm thu hoạch).

  4.2. Thường mỗi cây dứa cho thu hoạch từ 2-3 chồi đạt tiêu chuẩn.

 


 

Tác giả: Thái Dương
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập