Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc
Lượt xem: 350
 Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc trên địa bàn huyện Bắc Yên tiếp tục có những diễn biến phức tạp, xảy ra trên nhiều địa bàn xã và có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn nếu không có biện pháp phòng, chống hiệu quả.

Sau ca nhiễm đầu tiên phát hiện tại xã Phiêng Côn ngày 19/3/2021, đến nay, bệnh viên da nổi cục ở trâu bò đã xuất hiện ở 9/16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong đó, mới đây, bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đã xuất hiện thêm ở các bản Chim Hạ, Nà Tiến, Cải A của xã Chim Vàn; bản Háng đồng B của xã Háng Đồng.

Ngoài bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đang diễn biến phức tạp, trên địa bàn huyện Bắc Yên đã và đang tái xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Đã phát hiện 02 trường hợp lợn nhiễm bệnh tại bản Pe, xã Song Pe và bản Phúc xã Mường khoa. Riêng tại bản Phúc xã Mường Khoa đã tiến hành tiêu hủy 21 con lơn = 470kg lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.

 

Lợn bị bệnh Lở mồm long móng

 

           Bên cạnh bệnh đó, bệnh lở mồm long móng ở trâu bò cũng đang có diễn biến phức tạp tại địa bàn xã Chim Vàn.

          Bệnh viên da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra chủ yếu trên trâu, bò. Đây là căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao, phạm vi ảnh hưởng rộng đối với đàn gia súc. Con đường lây truyền chủ yếu là do côn trùng chứa mầm bệnh, và thông qua việc vận chuyển gia súc chứa mầm bệnh đi qua khu vực chăn nuôi.

          Để phòng, chống dịch bệnh viêm da, nổi cục ở trâu, bò, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng cung ứng trên 6.000 liều vắc xin, đồng thời cử cán bộ khuyến nông xã, bản đến các hộ dân để tiêm phòng cho gia súc.  Tuy vậy, so với tổng đàn trâu bò trên địa bàn huyện Bắc Yên hiện nay, 37.000 - 38.000 con, thì tỷ lệ trâu, bò mới chỉ đạt khoảng 16%  được tiêm phòng/tổng đàn .

          Để phòng chống lây nhiễm dịch bệnh ra diện rộng, bà con nông dân cần tăng cường theo dõi tình trạng sức khỏe của gia súc, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, phun hóa chất để tiêu diệt các loại côn trùng chưa mầm bệnh để hạn chế lây nhiễm. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện để chủ động tiêm phòng vắc xin phòng, chống dịch viên da nổi cục cho trâu bò, đặc biệt là ở những vùng đang có dịch bệnh.

          Riêng đối với dịch tả lợn châu Phi, hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, để phòng, chống dịch bệnh lây lan ra diện rộng, làm ảnh hưởng đến sản xuất, các hộ chăn nuôi cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau đây:

          Tăng cường phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi cả bên trong và bên ngoài chuồng trại. Không thả rông gia súc, hạn chế cho lợn tiếp xúc với các loại vật nuôi khác.

          Triển khai nghiêm túc các biện pháp tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh theo quy trình. Không giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ lợn không rõ nguồn gốc và không qua kiểm dịch.

          Đối với dịch bệnh lở mồn long móng, từ ngày 20/5/2021, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện sẽ cung cấp khoảng 30.000 liều vắc xin phòng chống dịch bệnh. Vì vậy, bà con nông dân cần chủ động phối hợp với cán bộ khuyến nông xã, bản để tiêm phòng bệnh cho gia súc. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp xử lý cho gia súc đang bị bệnh để giảm thiệt hại về kinh tế và phòng chống dịch lây lan trên diện rộng.


 

 

 

 

Tác giả: Thái Dương
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập