Xã Chim Vàn thuộc huyện Bắc Yên, gồm 10 bản: Chim Hạ, Suối Tù,
bản Vàn, Cải A, Cải B, Chim Thượng, Nà Phán, Suối Lẹ, Suối Đay, Lềnh Tiến.
1. Tự nhiên
Xã Chim Vàn là xã vùng III,
xã đặc biệt khó khăn, nằm về phía Tây Bắc của huyện Bắc Yên, độ cao trung bình 545,8m
so với mực nước biển. Phía
Bắc giáp xã Pắc Ngà, xã Hang Chú; Phía Đông giáp xã Xím Vàng, xã Làng Chếu; Phía
Nam giáp xã Phiêng Ban, Song Pe, Tạ Khoa; Phía Tây giáp xã Mường Khoa và xã Tà
Hộc huyện Mai Sơn. Toàn xã có 10 bản, trong đó có 03 bản đặc biệt khó khăn. Dân
số trên 5.000 người, có 03 dân tộc anh em cùng chung sống (Thái, Mông, Mường) trong đó dân tộc Thái chiếm 62,85%. Từ thị trấn
Bắc Yên theo quốc lộ 37 (theo hướng Bắc
Yên – Sơn La) đến ngã 3 bản Cao Đa rẽ phải theo đường tỉnh lộ 111 đến trung
tâm xã Chim Vàn có chiều dài 30km.
Tổng diện tích tự nhiên 7.235,18 ha, đất nông nghiệp 2.432,88 ha, chiếm
33,62% tổng diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp 2.481,57. Đất phi nông nghiệp 521,81
ha chiếm 7,2% tổng diện tích tự nhiên. Đất khác 4,7ha; Diện tích núi đá, đồi
trọc, đất chưa sử dụng 1.749,22 ha, chiếm 24,17% tổng diện tích tự nhiên.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 25oC. Thường lạnh nhiều
vào các tháng 10, 11, 12, đến tháng 1, 2 năm sau. Thường nắng nhiều vào các
tháng 4, 5, 6, 7, 8. Thường mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9. Lượng mưa trung
bình hàng năm 300 - 400mm. Nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 8. Xã Chim Vàn chia thành
02 vùng: vùng cao gồm 3 Suối Lẹ, Lềnh Tiến, Suối Đay; Vùng thấp gồm 03 Chim
Thượng, Nà Phán, Chim Hạ, Suối Tù, Cải A, Cải B, bản Vàn.
Xã Chim Vàn có 02 con suối, có chiều dài từ 10km trở lên, Suối
Chim dài khoảng 30 km bắt nguồn từ suối Phình Hồ, hợp lưu từ suối Háng Năng,
suối Pa Cư Sáng và các con suối nhỏ chảy ra sông Đà cung cấp nước phục vụ cho
sinh hoạt và sản xuất của nhân dân các bản Chim Thượng, Nà Phán. Suối Vàn dài
khoảng 23 km bắt nguồn từ suối Sồng Chống, hợp lưu của suối Xím Vàng và các con
suối nhỏ chảy ra sông Đà cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của
nhân dân các bản Suối Tù, Chim Hạ, bản Vàn. Xã Chim vàn có khoảng 23 km chiều
dài hồ sông Đà và các hồ thủy điện Nậm
Chim II, Xím Vàng II... Hệ thống thủy lợi của xã Chim Vàn chủ yếu là các đập,
mương phai nước tự chảy từ các suối. Đã được kiên cố hóa, cơ bản bảo đảm ổn định
lượng nước tưới tiêu cho trên 170ha lúa 2 vụ. Các công trình nước sinh hoạt tự
chảy được xây dựng thành các bể, ống dẫn nước, các mó nước từ các suối, khe
suối nhỏ.
Hệ thống sông, suối, hồ, đập là nguồn cung cấp nước sinh hoạt,
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, thủy
điện. Nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ tai họa có thể xảy ra, như: Lũ quét, lũ
ống, sạt lở đất, gây thiệt hại nặng cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
2. Dân cư
Theo số liệu thống kê cuối năm 2018, xã Chim Vàn có 1.135 hộ; dân số các dân tộc như
sau:
Dân
số
|
Hộ
|
Nhân khẩu
|
Ghi
chú
|
Thái
|
713
|
3.565
|
|
Mường
|
275
|
1.136
|
|
Mông
|
145
|
821
|
|
Kinh
|
1
|
6
|
|
Dao
|
1
|
7
|
|
Tổng cộng
|
1.135
|
5.535
|
|
Xã Chim Vàn có 10 bản, trong đó có 03 bản đặc biệt khó khăn, là xã
có gần 100% cư dân là các dân tộc thiểu số, có nơi sống tập trung, có nơi đồng
bào các dân tộc sống xen kẽ nhau. Nhưng mỗi dân tộc đều giữ được những bản sắc
văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng riêng của dân tộc mình. Dân
tộc Thái ở Chim Vàn có hai dòng Thái trắng và Thái đen, sống xen kẽ với các dân
tộc khác ở vùng thấp, sống dựa vào canh tác lúa nước nên thuần thục về khai
hoang ruộng bậc thang, đập phai, khơi mương lấy nước vào ruộng. Người phụ nữ
Thái trắng ở xã Chim Vàn có trang phục độc đáo, hấp dẫn. Dân tộc Mường có nhiều
lễ hội diễn ra trong năm, họ có nền văn nghệ dân gian khá phong phú, nhiều thể
loại như bài mo, dân ca, hát đối (đang Mường)... Cồng là nhạc cụ đặc sắc của
đồng bào Mường được dùng trong các lễ hội. Lễ ca là những áng mo, bài khấu do
thầy mo đọc trong đám tang. Người Mường thờ cúng tổ tiên, ông bà. Dân tộc Mông
ở Chim Vàn làm nhà trên núi cao, có kinh nghiệm về chăn nuôi, giỏi về kỹ thuật
rèn, đúc, mộc như khoan nòng súng, làm súng kíp, đúc lưỡi cày, làm cuốc, rìu,
dao... kỹ thuật tôi sắt thép của người Mông khá hoàn hảo, nghề mộc thể hiện kỹ
thuật cao như ghép gỗ thành thùng đựng nước, đẽo, gọt gỗ làm bát, thìa rất đẹp.
Người phụ nữ Mông trồng lanh, dệt vải, họ có kỹ thuật nhuộm màu tràm, thêu
nhiều hoa văn rực rỡ, độc đáo tạo ra những váy, áo rất đẹp. Con trai người Mông
phải biết đàn môi, thổi sáo, thổi khèn Mông. Tiếng sáo, tiếng khèn của con trai
Mông trong ngày hội tìm bạn tình, thổi trước nhà cô gái gọi đi chơi, chọn làm
vợ.