Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện
1. Vị trí và chức năng
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện
là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy
nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người
có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng,
chống tệ nạn xã hội.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện
có tư cách pháp nhân, con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo,
quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo Điều 5, Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày
02 tháng 10 năm 2015 của liên bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cụ thể:
- Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được
giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy
hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao; theo dõi
thi hành pháp luật.
- Giúp
Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi
chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã
hội.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định
đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, cơ sở dạy nghề, tổ chức dịch vụ
việc làm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở cai nghiện tự nguyện, cơ sở quản lý
sau cai nghiện, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện
theo phân cấp, ủy quyền.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý các công
trình ghi công liệt sĩ.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội đối với cán bộ, công chức ở xã, thị trấn.
- Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong
trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và các đối tượng
chính sách xã hội.
- Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc
thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã
hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy
định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội trên địa bàn.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và
đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban
nhân dân huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ
cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật
và phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản
theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân
huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.