Phát hiện khảo cổ Bãi đá khắc cổ khe Hổ xã Hang Chú , huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Hang
Chú là một xã vùng cao của huyện Bắc Yên cách trung tâm huyện lỵ 56 km về phía
Đông Bắc.
Địa hình xã Hang Chú nằm trên độ cao khoảng 1.000m so với mặt nước
biển; gồm ba dạng chính đó là: Địa hình
đồi núi cao, độ dốc lớn. Độ cao trung bình từ 1.600 - 2.900m so với mực nước
biển; địa hình đồi núi trung bình có độ cao từ 1000-1600m; địa hình đồi núi
thấp có độ cao từ 430-1000m so với mặt nước biển và có độ dốc từ phía Tây sang
phía Đông.
Thành phần dân tộc
nơi đây 100% là đồng bào Mông, nền kinh tế nông nghiệp ruộng khô mang tính chất
tự cung, tự cấp. Khí hậu cận ôn đới, quanh năm mây mù bao phủ.
Khu
vực bãi đá có khắc ký tự cổ nằm dưới một thung lũng cách trung tâm xã 3km về
phía Tây. Phía Nam
và phía Bắc bãi đá là những dẫy núi trùng điệp bao bọc với nhiều hòn đá lớn
nhỏ, nằm rải rác từ đỉnh núi xuống chân núi. Phía Đông được trải rộng tạo ra
địa hình ở đây là một thung lũng rộng và sâu. Bãi đá khắc ký tự cổ nằm về phía
Tây cách trụ sở UBND xã Hang Chú 3km, khu vực này trước kia là khu vực hoang
vắng.
Vị trí những hòn đá có khắc ký tự cổ "mọc" đơn lẻ, không mọc thành
cụm hay thành dãy và mọc nổi lên trên
mặt đất. Về địa hình bãi đá có độ dốc tương đối thoai thoải, có dòng suối Hang
Chú chảy từ phía Tây sang phía Đông (ở trước mặt của di tích) và là con đường
mòn duy nhất tới xã Hang Chú. Trước kia khu vực này có tên địa phương là
"há chó" nghĩa là khe hổ. Bởi vì nơi đây thường có Hổ phục để bắt
người qua lại.
Hiện
nay nhân dân địa phương đã khai phá khu vực này thành một số ruộng bậc thang.
Những hòn đá có khắc
ký tự cổ là đá tự nhiên nằm trồi hẳn lên trên mặt đất, thuộc loại đá granít.
Những vết khắc ký tự cổ sâu từ 1-1,5cm và độ rộng từ 2-3cm, những nét khắc phía
trên to và dưới được thu nhỏ dần theo hình chữ "V,". Những hình khắc
chủ yếu là hình tròn xoắn trôn ốc và hình mây, núi cách điệu và những đường
chạy song song. Gồm 3 hòn:
Hòn
số 1: Nằm cách hòn số 2 và 3 về phía Tây 30m. Hòn đá có hình dáng con cóc, mặt
trên bằng phẳng, được vát xuống 1,70m, chiều dài 3,70m. Trên mặt hòn đá được
khắc nhiều ký tự, mật độ dày đặc. Các đường khắc to và sâu từ 1-1,5cm. Những
đường khắc cách nhau từ 3-4cm. Đột biến có những hình khắc cách nhau 6cm, vết
chạm khắc thô. Những hình khắc chủ yếu hình sông, suối, núi đồi cách điệu. Cạnh
những hình khắc này còn điểm xuyến các vòng tròn từng nhóm từ 2-3 nhóm.
Hòn
số 2: Là hòn to nhất (còn gọi là hòn bố), đặt chồng lên hòn số 3 (còn gọi là
hòn mẹ), chiều cao từ mặt đất lên đỉnh hòn số "bố" khoảng 4m. Hòn đá có hình dáng con cá mập, đầu quay
về hướng Đông. Bề mặt bằng phẳng, có chiều dài khoảng 14m, chiều ngang chỗ rộng
nhất 5m, chỗ hẹp nhất khoảng 3,5m. Toàn bộ bề mặt được phủ các ký tự cổ. Phía
Đông của bề mặt được khắc chủ yếu hình chữ nhật lồng vào nhau dạng xoắn trôn
ốc. Hình chữ nhật ngoài cùng chiều rộng 30cm, chiều dài khoảng 50cm. Hình chữ
nhật trong cùng rộng khoảng 5cm, dài khoảng 10cm. Phía Tây của bề mặt các hình
khắc chủ yếu là hình tròn xoắn trôn ốc trung bình từ 9-12 vòng, đường kính từ
50-55cm.
Hòn
số 3 (hòn mẹ): Nằm dưới hòn bố, phần chân lộ diện khỏi mặt đất có chiều rộng
khoảng 2m, chièu dài 8m. Diện tích phần mặt chườm ra rất ít so với phần còn lại
của bề mặt đã bị hòn bố chồng lên. Phần mặt chườm ra (phía Nam của hòn mẹ) có
chiều rộng 1,2m, chiều dài 4m, diện tích phần này được khắc chủ yếu hình xoắn
ốc từ 9-12vòng, vòng ngoài cùng có đường kính khoảng 40cm, tiếp theo những
đường tròn xoắn ốc là các hình dấu hỏi chấm, hình chữ S nằm ngang và hình các dãy
núi chạy dài và song song với nhau, những hình khắc tương đối thô và rõ nét.
Phần mũi phía Đông của hòn mẹ chườm ra so với hòn bố khoảng 2,3m và bị tách
thành hai phần bởi một đường rãnh rộng 4cm. Phần thứ nhất có chiều dài 0,5m,
rộng khoảng 2m, phần thứ hai vát nhọn dần vê phía Đông, chỗ rộng nhất khoảng
1,5m, chiều dài khoảng 1,8m. Trên mặt được khắc nhiều khóm hình tròn, mỗi khóm
từ 4-6 hình tròn lồng móc vào nhau tạo ra những cụm hoa văn tách biệt.
Hiện nay toàn bộ diện tích quanh bãi
đá khắc ký tự cổ là ruộng bậc thang, rừng tái sinh của nhân dân bản Hang Chú
Đây là di tích đá có khắc ký tự cổ thứ
hai được tìm thấy ở tỉnh Sơn La sau di tích có khắc ký tự cổ được phát hiện ở
Pá Màng (xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) bên bờ sông Đà.
Cùng với bãi đá khắc ký tự cổ tại Sa
Pa (Lào Cai) và Xím Mần (Hà Giang) thì đây là bãi đá khắc ký tự cổ thứ 3 được
phát hiện tại vùng núi cao của các tỉnh vùng núi phía Tây- Bắc Việt nam. Những
nét chạm khắc tại bãi đá khắc ký tự cổ Hang Chú có những nét đồng dạng về vết
khắc và hình dáng hoa văn như ở bãi đá cổ Sa
Pa và ở Xím Mần( Hà Giang)
Trên bề mặt của những hòn đá có khắc
ký tự cổ tại Hang Chú còn giữ nguyên trạng thái phong hoá ban đầu, không có vết
gia công nhân tạo hoặc của con người sau này.
Việc phát hiện bãi đá khắc ký tự cổ
tại xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La có một ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc nghiên cứu quá trình lịch sử