Điều kiện tự nhiên - dân cư

  I. TỰ NHIÊN

               1. Vị trí địa lý

- Xã nằm ở phía Tây huyện Sốp Cộp.

- Với các vị trí giáp ranh như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Púng Bánh, xã Huổi Một huyện Sông Mã

+ Phía Đông giáp xã Sốp Cộp.

+ Phía Nam giáp xã Nậm Lạnh.

+ Phía Tây giáp xã Mường Lèo.

Địa hình

- Địa hình đồi núi thấp và trung bình có độ cao từ 700 m đến 1000 m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được nhân dân canh tác cây hàng năm (lúa nước, nương rẫy).

- Địa hình núi cao có độ cao từ 1000 m đến 1500 m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được khoanh nuôi tái sinh rừng và rừng phòng hộ.

- Độ dốc của xã cao theo 2 hướng chính là từ Bắc hướng xuống Nam và từ Tây sang Đông.

        - Độ cao so với mực nước biển từ 700 m đến 1500 m

        - Xã Dồm Cang là xã vùng III của huyện Sốp Cộp, cách trung tâm huyện Sốp Cộp 7 km về phía Đông. Cách thành phố Sơn La khoảng 141 km.

          2. Địa hình, địa chất

a. Đặc điểm địa hình

Mang đặc trưng của một xã miền núi, địa hình của xã chia cắt khá mạnh, địa hình phức tạp, độ cao từ 700 m đến 1500 m so với mực nước biển, bao gồm hai dạng địa hình chính:

- Địa hình đồi núi thấp và trung bình có độ cao từ 700 m đến 1000 m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được nhân dân canh tác cây hàng năm (lúa nước, nương rẫy).

- Địa hình núi cao có độ cao từ 1000 m đến 1500 m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được khoanh nuôi tái sinh rừng và rừng phòng hộ.

- Độ dốc của xã cao theo 2 hướng chính là từ Bắc hướng xuống Nam và từ Tây sang Đông.


Trụ sở xã Dồm Cang

          3. Diện tích

          Tổng diện tích đất tự nhiên của xã: 7.977,00 ha. Trong đó:

- Diện tích nhóm đất nông nghiệp năm là 3.388,19 ha

- Diện tích quy hoạch cho Lâm nghiệp 2.722,85 ha.

          - Đất chuyên trồng lúa nước: 128 ha.

          - Đất ở và nghĩa trang: 38,64 ha.

          - Đất đồi núi chưa sử dụng: 4477,8 ha.

          4. Khí hậu, thủy văn

           - Nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 22,4°C.

           - Nóng từ tháng 3 đến tháng 5,  lạnh từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, Nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Lượng mưa trung bình từ: 1200 -1600 mm.

* Các hiện tượng thời tiết đặc biệt.

Ở khu vực xã Dồm Cang có thể xuất hiện một số các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: dông có thể kèm theo lốc và mưa đá, sương muối, sương mù và gió khô nóng.

- Dông và mưa đá: Trung bình mỗi năm có khoảng 53-55 ngày dông, xuất hiện nhiều vào mùa mưa (5-9) với khoảng 5-11 ngày/tháng, nhiều nhất vào ba tháng (6,7,8), đạt 9-11 ngày/tháng. Dông đôi khi còn xuất hiện kèm theo mưa đá. Trung bình mỗi năm có thể quan trắc được 0,4-0,7 ngày mưa đá vào thời kỳ tháng (2,3).

- Sương muối: Sương muối có khả năng xuất hiện với tần suất 0,4-2 ngày/năm, chủ yếu vào hai tháng (12-1).

- Sương mù: Sương mù xuất hiện khá nhiều với khoảng 40-65 ngày/năm, chủ yếu vào mùa đông, nhiều nhất vào ba tháng (11-1). Sương mù ở vùng núi là sương mù bức xạ nên thường tan nhanh khi mặt trời lên cao.

-  Khô nóng: Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió khô nóng do ảnh hưởng của hiệu ứng “Phơn” đối với gió mùa Tây Nam sau khi vượt qua các dãy núi cao Thượng Lào. Tuy nhiên, do có độ cao địa hình từ 580 m trở lên, nên ảnh hưởng của gió “Lào” đến thời tiết của xã không nhiều chủ yếu là luồng gió khá mạnh và gây khô. Chỉ ở những vùng thấp dưới 700-800 m mới có dưới 5 ngày khô nóng/năm, còn ở vùng núi cao trên 800 m khô nóng không xuất hiện. Thời tiết khô nóng quan trắc vào thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5, với khoảng trên dưới 1 ngày/tháng.

           *  Tài nguyên nước

          - Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu giữ trong các ao, ruộng và hệ thống sông, suối. Chất lượng nguồn nước tương đối sạch.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm hiện tại chưa khảo sát đầy đủ, song trong thực tế nhiều khu vực có thể khai thác được nước ngầm (phần lớn là những vùng bản thấp), để đưa vào phục vụ cho đời sống của nhân dân trong vùng (đào giếng lấy nước).

            5. Tài nguyên thiên nhiên

* Đất: gồm các nhóm đất sau:

- Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất.

- Nhóm đất màu feralit màu vàng nhạt trên núi đá.

- Nhóm đất đỏ vàng trên đá Macma axít.

- Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát.

- Nhóm đất màu nâu đỏ trên đá Macma Bazơ trung tính.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.

* Khoáng sản: Chưa phát hiện.

* Thực vật tự nhiên có: 2.767,85 ha, gồm các loài cây tiêu biểu: Dẻ, giổi, hu đay, trám, vối thuốc, me tròn, ban, thành ngạch...

* Động vật hoang dã có: nhiều loài, điển hình: Lợm rừng, hoẵng, sóc, cáo...

6. Rừng, núi, đồi, đèo dốc, hang động.

* Rừng: phân ra các loại:

- Đất rừng sản xuất: 717,35 ha.

- Đất rừng đặc dụng: 1.216,90 ha.

- Đất rừng phòng hộ: 788,60 ha.

* Núi cao có độ cao từ 1000 m đến 1500 m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được khoanh nuôi tái sinh rừng và rừng phòng hộ. Độ dốc của xã cao theo 2 hướng chính là từ Bắc hướng xuống Nam và từ Tây sang Đông.

7. Sông suối, thác, hồ:

Xã có nhiều con suối, khe suối như: suối Nậm Ban, suối Nậm Dồm và hệ thống các con suối, khe suối nhỏ... Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao với độ dốc chênh lệch lớn đã tạo ra các khe suối nhỏ và ngắn, mùa khô thì cạn kiệt, mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, đã tạo ra cho lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch lớn, vì vậy thường xảy ra những cơn lũ cục bộ làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã.

II. DÂN CƯ

1. Dân số (năm gần nhất): 988 hộ, 44.454 người( 2.272 nam, 2.182 nữ)

2. Các dân tộc đang sinh sống tại xã gồm: Thái, Mông, Khơ mú

Với từng dân tộc, giới thiệu vắn tắt:

- Nguồn gốc từ đâu đến: Dồm Cang - Sốp Cộp - Sơn la

- Có những dòng họ nào: Họ Lò; Họ Vì; Họ Quàng; Họ Tòng; Họ Hà; Họ Cà; Họ Cầm; Họ Cút; Họ Mòng; Họ Vừ.

- Phong tục tập quán cưới xin, sinh đẻ, nuôi con, mừng thọ, lễ tang, lễ mừng nhà mới.

- Tập quán, kinh nghiệm làm nhà ở của từng dân tộc: chọn đất, chọn vật liệu, ngày động thổ, cất nóc, tân gia,……

- Tín ngưỡng, tôn giáo (quan niệm về vũ trụ, cõi sống và cõi chết, thần thánh, ma quỷ, thờ cúng, kiêng kỵ…..):…..

- Nhà ở (khuôn viên, kiểu cách)

+ Dân tộc thái: Mang bản sắc văn hoá thái riêng và hết sức quý giá, như văn hoá nhà sàn, điệu múa nón, áo cỏm, ném còn, kéo co, pí thiu, pí pặp, sên bản, sên mường, mừng cơm mới, mừng nhà mới, mừng cưới lễ hội khác...

+ Dân tộc Mông: Lế tết mang nhiều trò chơi, ném còn, bắn nỏ, thổi kèn, nhà đất, Trang phục dân tộc Mông, có thầy cũng, lế hội, cưới, tang.

+ Dân tộc Khơ Mú: Nhà sàn, trang phục khác biệt, múa nón, múa chuông, lế hội cưới, xin khác biệt...

3. Các đơn vị dân cư hiện nay thuộc xã.

 - Lập bản thống kê danh sách các bản hiện nay thuộc xã:

TT

Tên bản

Số hộ

Số dân

Gồm các dân tộc

Cách trung tâm xã(m)

1

Bản Pá Hốc

18

134

Mông

8.000

2

Bản Huổi Yên

31

144

Thái

7.000

3

Bản Huổi Dồm

74

348

Thái

4.000

4

Bản Cang

183

778

Thái

3.000

6

Bản Dồm

196

891

Thái

500

8

Bản Nà Khá

76

310

Thái

2.000

9

Bản Men

63

275

Thái

1.500

10

Bản Pặt Pháy

177

777

Thái

3.000

12

Bản Tốc Lìu

118

530

Thái

7.000

14

Bản Huổi Nó

33

175

Khơ mú

5.000

15

Bản Lọng Phát

19

95

Khơ mú

5.500

 

        

 

 

 

 

 







Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập