Tài liệu giới thiệu Luật biên phòng Việt Nam năm 2020
Lượt xem: 677
Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2020  và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Luật Biên phòng Việt Nam  năm 2020 gồm 06 chương, 36 điều.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

SỞ TƯ PHÁP

 

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU

LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM NĂM 2020

 


Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2020  và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

I. BỐ CỤC LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM NĂM 2020

Luật Biên phòng Việt Nam  năm 2020 gồm 06 chương, 36 điều, cụ thể như sau:

- Chương I. Những quy định chung, gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8), quy định về: phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; chính sách của Nhà nước về biên phòng; nguyên tắc thực thi nhiệm vụ về biên phòng; nhiệm vụ biên phòng; trách nhiệm và chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, công tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; các hành vi bị cấm về biên phòng.

- Chương II. Hoạt động cơ bản về biên phòng, gồm 04 điều (từ Điều 09 đến Điều 12), quy định về: nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân; phối hợp thực thi  nhiệm vụ biên phòng; hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, quay lại biên giới tại của khẩu, lối mở biên giới đất liền; hợp tác quốc tế về biên phòng.

- Chương III. Lực lượng biên phòng, gồm 10 điều (từ Điều 13 đến Điều 24), quy định về: vị trí, chức năng của bộ đội biên phòng; nhiệm vụ của bộ đội biên phòng; quyền hạn của bộ đội biên phòng; phạm vi hoạt độngc ủa bộ đội biên phòng; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật quân sự; hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; hệ thống tổ chức của bộ đội biên phòng; trang bị của bộ đội biên phòng; ngày truyền thông, tên giao dịch quốc tế, con dấu của bộ đội biên phòng; trang phục, màu sắc, cờ, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của bộ đội biên phòng.

- Chương IV. Bảo đảm biên phòng về chế độ, chính sách đối với lực lượng thi hành nhiệm vụ biên phòng, gồm 03 điều (từ Điều 25 đến Điều 27), quy định về: đảm bảo nguồn nhân lực; đảm bảo nguồn lực tài chính; chế độ, chính sách đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng.

- Chương V. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng gồm 07 điều (từ Điều 28 đến Điều 34), quy định về: trách nhiệm của Chính phủ; trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; trách nhiệm của Bộ Ngoại giao; trách nhiệm của Bộ Công an; trach nhiệm của Bộ, các cơ quan ngang bộ; trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp; trách nhiệm của Ủy ban Mặt trạn tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

- Chương VI. Điều khoản thi hành, gồm 02 điều (Điều 35 và Điều 36), quy định về: Sửa đổi, bổ sung điều 21của luật biên giới quốc gia số 06/2023/H11; hiệu lực thi hành.

II. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BIÊN PHÒNG NĂM 2020

Thứ nhất, Quy định về phạm vi điều chỉnh: Luật Biên phòng Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng. Cụ thể, Luật này quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng, trong khi đó Luật Biên phòng Việt Nam là một lĩnh vực trong quản lý, bảo vệ và xây dựng biên giới quốc gia, quy định nhiệm vụ cho các lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ biên giới.

Luật cũng đưa ra định nghĩa về “Biên phòng”, theo đó, “Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc”. Khái niệm này là vấn đề cơ bản quyết định đến kết cấu, nội dung, bố cục của luật.

Thứ hai, Chính sách của Nhà nước về biên phòng: Chính sách của Nhà nước về biên phòng hướng đến mục tiêu thể chế đầy đủ đường lối đối nội, đối ngoại, quan điểm nhất quán của Ðảng và Nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia, đồng thời ghi nhận những chính sách lớn nhằm xây dựng, huy động tiềm lực mọi mặt của quốc gia, tăng cường quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, làm cơ sở để xây dựng những chính sách cụ thể.

Theo đó, Ðiều 3 Luật BPVN đã đưa ra 7 chính sách của Nhà nước về biên phòng, trong đó cần lưu ý đến Khoản 5 với sự bổ sung chính sách đặc thù phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới. Ngoài ra, Luật cũng bổ sung Khoản 7 về “Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế” cho phù hợp với chính sách của Nhà nước về quốc phòng quy định tại khoản 5 Ðiều 4 Luật Quốc phòng.

Thứ 4, Nhiệm vụ biên phòng và các vấn đề thực thi nhiệm vụ biên phòng:

Về nhiệm vụ biên phòng và nguyên tắc thực thi: Hiện nay, hoạt động trên biên giới, khu vực biên giới, cửa khẩu có nhiều chủ thể thuộc nhiều bộ, ngành Trung ương như chính quyền địa phương, Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảng vụ, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm dịch, Kiểm ngư, Quản lý thị trường… tham gia vào xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới. Bởi nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này đang được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành nên Luật Biên phòng Việt Nam chỉ quy định các nhiệm vụ chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng mà không quy định cụ thể cho từng lực lượng.

Thứ 5, Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân: Luật Biên phòng Việt Nam đã đưa ra khái niệm của hai thuật ngữ quan trọng là “Nền biên phòng toàn dân” và “Thế trận biên phòng toàn dân”. Tại Ðiều 2, Luật Biên phòng Việt Nam giải thích hai thuật ngữ này như sau: Nền biên phòng toàn dân là sức mạnh biên phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.

III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT

Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 được thông qua có 6 chương với 36 điều, có hiệu lực 01/01/2022 quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng.

- Luật quy định chính sách của Nhà nước về biên phòng gồm: Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và ngoại giao nhân dân.

- Giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên. Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt…

- Nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định trong luật gồm: Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia của các nước. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, hệ thống chính trị, dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng, an ninh; kết hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại ở khu vực biên giới.

- Luật quy định nhiệm vụ biên phòng gồm: Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia. Quản lý, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu, công trình khác ở khu vực biên giới. Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

- Phát triển kinh tế - Xã hội kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới. Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân. Phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới…

- Luật cũng quy định các hành vi bị cấm về biên phòng, trong đó có các hành vi như: xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trất tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, của khẩu. Sử dụng hoặc cho sử dụng của khu vực Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới. Giả danh cơ quan, tổ chức, người thực thi nhiệm vụ biên phòng; chống lại, cản trở, trả thù, đê dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thực thi nhiệm vụ biên phòng. Mua chuộc, hối l, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái quy định của pháp luật. Lợi dụng, lạm dụng việc thực thi nhiệm vụ biên phòng để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…

1. Về bố cục văn bản

Luật Biên phòng Việt Nam có 6 chương với 36 điều, giảm 1 chương tăng 3 điều so với Pháp lệnh Bộ đội biên phòng năm 1997.

2. Bổ sung quy định về giải thích từ ngữ

Pháp lệnh Bộ đội biên phòng không có điều, khoản giải thích từ ngữ, Luật Biên phòng Việt Nam 2020 đã bổ sung một số giải thích từ ngữ như:

-  Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

- Nền biên phòng toàn dân là sức mạnh biên phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân, toàn diện, độc lập, tực hủ, tự cường.

- Thế trận biên phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biên phòng phù hợp với chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia…

3. Chính sách của Nhà nước về biên phòng

Đây là quy định mới của Luật Biên phòng năm 2020, theo đó các chính sách của Nhà nước về biên phòng đã thể chế đầy đủ đường lối đối nội, đối ngoại, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia, đồng thời ghi nhận nhứng chính sách lớn nhằm xây dựng, huy động tiềm lực mọi mặt của quốc gia, tăng cường quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Một số chính sách của Nhà nước về biên phòng như sau:

- Thực hiện chính sách độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhan dân.

- Giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viện Nam là thành viên.

- Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ dộc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…

4. Nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng

Đây là quy định mới của Luật Biên phòng năm 2020 và một trong 4 nguyên tắc nổi bật đó là: đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.

5. Nhiệm vụ của biên phòng

Trước đây, Pháp lệnh Bộ đội biên phòng chỉ quy định nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng, Luật biên phòng  2020 đã quy định thêm về nhiệm vụ biên phòng nhằm xác định rõ nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và của cơ quan, tổ chức, cá nhên về biên phòng, theo đó có 7 nhiệm vụ về biên phòng như: xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia; phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới; sẵn sàng chiến đấu, chiens đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang…

6. Các hành vi bị cấm về biên phòng

- Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng không có quy định về những hành vì bị nghiêm cấm về biên phòng mà chỉ quy định người có hành vi  vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ biên giới, gây cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Luật Biên phòng năm 2020 đã quy định 07 nhóm hành vi bị nghiêm cấm như:  xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu; sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệt và nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới…

7. Hoạt độngc ơ bản về biên phòng

Luật biên phòng năm 2020 đã có 01 chương quy định về hoạt động cơ bản vè biên phòng như: nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân; phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng; hạn chế hoặc tạm dừnghoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại của khẩu, looismowr biên giới đất liền; hợp tác quốc tế về biên phòng.

8. Nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng

Về cơ bản Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 kế thừa Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng về nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng như:

- Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với bộ quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luạt về biên phòng.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận đông nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Tham gia phòng, chống, úng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu hộ, cuus nạn ở khu vực biên giới…

9. Quyền hạn của Bộ đội biên phòng

Về cơ bản Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 kế thừa Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng về nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng năm 1997, tuy nhiên có sửa đổi bổ sung như:

- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hõ trợ: ngoài các trường hợp nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, khi thực hành nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cán bộ chiến sỹ Bộ đội biên phòng được nổ súng quân dụngvào tàu thuyền trên biển, sông biên giới, trừ tàu thuyền của cơ quan đại diên ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin, để dừng tàu thuyền, thuộc mộ trong các trường hợp sau đây:

+ Đơi tượng điều khiển tàu thuyền đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ.

+ Khi biết rõ tàu thuyền chở đối tượng phạm tội, vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn.

+ Khi tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quôc tế mà nước Cộng hòa chủ nghĩa VIệt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự có tình chạy trốn.

- Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự:

+ Pháp lệnh Bộ đội biên phòng chỉ quy định trong các trường hợp chiến đấu truy lùng, đuổi bắt người pham tội quả tang, người đang có lệnh truy nã, ngăn chặn hành vi phạm tội, cấp cứu người bị nạn, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội bien phòng được sử dụng các loại phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, kể cả người điều khiển phương tiện của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân.

+ Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 bổ sung thêm trường hợp tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu người bị nạn, ứng phó, khắc phục  sự cố môi trường nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng được huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.

10. Hệ thống tổ chức của Bộ đội biên phòng

Pháp lệnh giao cho Chính phủ quy định, Luật Biên phòng Việ Nam năm 2020 đã quy định cụ thể hệ thống tổ chức của Bộ đội biên phòng bao gồm: Bộ tư lệnh biên phòng; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh và các dơn vị trực thuộc Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng; Đồn biên phòng, Ban chỉ huy Biên phòng của khẩu cảng, hải đội Biên phòng.

11. Trách nhiệm quản lý nhà nước

Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ quốc phòng, Bộ Công an, Bộ ngoại giao; bổ sung các quy định trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc:

- Quyết định chủ trương, biện pháp, huy động các nguồn lực bảo đảm thực thi nhiệm vụ biên phòng phù hợp với chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, xây dựng nền biên phòng toàn dân; thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh.

- Quyết định ngân sách đảm bảo thực thi nhiệm vụ biên phòng và xây dựng lực lực lượng nòng cốt, chuyên trách tại địa phương; chính sách ưu tiên đảm bảo nhà ở, đất ở và các chính sách khác cho cán bộ, chiến sĩ Bộ độ biên phòng công tác lâu dài ở khu vực biên giới.

 

Nguồn: Sở Tư pháp tỉnh Sơn La

 

 

 

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập