XÃ HUA NHÀN
Lượt xem: 3615

I. TỰ NHIÊN – DÂN CƯ

1. Tự nhiên

Hua Nhàn là xã vùng cao, thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Ở phía tây huyện Bắc Yên, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 680-1.000 m. Tọa độ địa lý từ 210925đến 2101130 vĩ độ bắc, từ 10401945đến 10402150độ kinh đông. Tứ cận: phía đông và đông bắc giáp với xã Mường Khoa; phía đông và đông nam giáp với xã Tạ Khoa; phía tây giáp với xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu; phía nam giáp với xã Sập Vạt, huyện Yên Châu; phía đông nam giáp với xã Phiêng Côn; phía bắc và tây bắc giáp với xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn. Từ huyện lỵ đến Uỷ ban nhân dân xã 50 km.

Tổng diện tích tự nhiên 6.146,23 ha, trong đó: đất nông nghiệp 3.674,00 ha, (đất sản xuất nông nghiệp 1.336,95 ha, đất lâm nghiệp 2.332,30 ha và một số loại đất khác), đất phi nông nghiệp 110,49 ha (đất ở 27,85 ha, đất chuyên dùng 48,01 ha và một số loại đất khác 34,63 ha), diện tích đất chưa sử dụng 2.361,74 ha[1]. Xã có diện tích đất rộng, tuy nhiên đa số diện tích đất nông nghiệp đã bị xói mòn, rửa trôi và bạc màu.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 250C. Thường nóng nhiều vào các tháng 4, 5, 6, 7. Thường lạnh nhiều vào các tháng 11, 12, 01,02. Thường nắng nhiều vào các tháng 4, 5, 6, 7. Thường mưa nhiều vào các tháng 7, 8. Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 mm.

Suối hồ ở xã khá phong phú: suối Mông Hờ chảy từ bản Coong Khẩu xuống xã Tạ Khoa dài 7 km, suối Hua Nhàn chảy từ bản Hua Nhàn xuống xã Tạ Khoa dài 2 km, suối Sồng Pét chảy từ bản Sồng Pét đến xã Mường Khoa dài 3 km, suối Mòn chảy từ bản Khẻ B đi qua bản Mòn xã Hua Nhàn xuống xã Mường Khoa dài 5 km. Ngoài ra còn một số suối nhỏ tại hầu hết 17 bản trên địa bàn. Xã có hồ Ao Sen tại bản Sồng Pét. Suối, hồ là nguồn nước tự nhiên phục vụ đời sống của nhân dân có ở hầu hết các bản nhưng đến tháng 3, 4, 5 hàng năm, nguồn nước không đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Hua Nhàn là xã có địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, tiềm ẩn nhiều thiên tai như năm 2008, xảy ra cơn bão số 6 làm chết 01 người, 01 nhà lớp học bị sạt lở, vùi lấp, 06 nhà dân bị trôi hoàn toàn, 54 nhà dân bị hư hỏng phải di dời. Những năm gần đây thường xảy ra sạt lở tại bản Mòn và hạn hán tại 17/17 bản, lốc xoáy gây thiệt hại cây cối, hoa màu và nhà cửa của nhiều hộ dân trên địa bàn xã. Xã không có rừng nguyên sinh. Diện tích rừng tái sinh 1.928 ha. Diện tích rừng trồng 152 ha. Độ che phủ của rừng 35,5% tổng diện tích tự nhiên.

2. Dân cư

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009, dân số các dân tộc xã Hua Nhàn như sau:

Thứ tự

Dân tộc

Nam

Nữ

Tổng cộng

1

Kinh

37

38

75

2

Tày

2

1

3

3

Thái

27

21

48

4

Mường

5

4

9

5

Mông

1 631

1 693

3 324

6

Khơ Mú

35

47

82

Tổng cộng

1 737

1 804

3 541

 

 

Đến 31/12/2015 xã Hua Nhàn có 17 đơn vị dân cư, 712 hộ, 4.212 nhân khẩu (nam 2.097 người, nữ 2.115 người)[2]:

 

TT

Tên bản

Số hộ

Số nhân khẩu

Cách trung

tâm xã (km)

1

Bản Mòn 

41

174

15

2

Bản Khẻ A

19

107

12

3

Bản Kéo Bó 

40

183

15

4

Bản Suối Chẹn 

30

160

12

5

Bản Thón B

37

247

10

6

Bản Thón A

25

152

8

7

Bản khẻ B

35

233

12

8

Bản Nong Lạnh

40

208

7

9

Bản Sồng Pét 

54

304

4

10

Bản Suối Sát

71

444

24

11

Bản Khúm Khia

53

357

8

12

Bản Nong O A

46

305

3

13

Bản Hua Nhàn

35

167

Trung tâm xã

14

Bản Coong Khẩu

33

220

1,5

15

Bản Pá Đông 

39

225

3

16

Bản Nong Pát 

38

225

4

17

Bản Pa Khôm 

76

501

17

Tổng số

712

4.212

 

 

 

II. KINH TẾ – VĂN HÓA – XÃ HỘI

1. Kinh tế

Cây trồng chính là cây ngô, diện tích 1.100 ha. Những vật nuôi chính là trâu, bò, lợn, dê và gia cầm. Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu là thu gom các loại gỗ tạp. Xã có 2 công trình thuỷ lợi tại bản Mòn và bản Sồng Pét. Đặc biệt xã có nghề dệt vải lanh và thêu váy hoa theo truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.

Xã có quốc lộ 37 đi qua và trục đường liên xã dài 15km. Phương tiện vận tải hành khách, hàng hoá tại xã có 07 ô tô tải và chủ yếu nhân dân dùng xe máy. Xã có 17/17 bản chưa có đường dây điện thoại cố định.

Trong những năm qua, xã đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế bằng nhiều nguồn vốn của các dự án, chương trình 30a, 327, 135, và các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ điện - đường - trường - trạm, nước sinh hoạt, hỗ trợ các hộ gia đình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, kinh tế trên địa bàn xã có sự chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân được ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13,5%/năm, bình quân thu nhập đầu người của xã 9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 65,59% (cuối năm 2015).

2. Văn hóa

Xã có Ao Sen tại bản Sồng Pét là cảnh đẹp, được hình thành tự nhiên. Người dân xã Hua Nhàn còn lưu truyền câu tục ngữ: “Muốn giàu không muốn nghèo/ Muốn sống không muốn chết” hay “Giầu di cư thì nghèo/ Nghèo di cư thì chết”. Xã còn có những người đàn, hát, xòe giỏi, như ông Sồng A Seng - bản Suối Sát, ông Sồng A Lồng - bản Noong Ọ A.

Xã có 9 đội văn nghệ, các đội tự luyện tập biểu diễn và giao lưu trong các dịp lễ, tết hoặc phục vụ các sự kiện lớn diễn ra tại xã, với các hình thức múa, hát, kéo nhị, thổi khèn ca ngợi Đảng, Bác, ca ngợi quê hương, đất nước mang đậm sắc thái văn hóa Mông. Người con trai Mông phải biết thổi sáo Mông, thổi khèn Mông để giao lưu và tìm bạn gái trong ngày lễ hội.

Ở xã có những thầy cúng có tiếng như ông Giàng A Thái ở bản Kéo Bó, bà Thào Thị Mỷ ở bản Khẻ A. Theo phong tục của người Mông khi có người chết, gia đình mời thầy mo đến làm thủ tục cúng khấn cho người chết đi gặp tổ tiên, đến bữa cơm thầy mo khấn cho hồn người chết được ăn cơm như lúc còn sống. Người Mông không cho người chết vào áo quan, nhưng khi đưa tang đến huyệt mới cho người chết vào áo quan. Đồng bào các dân tộc ở xã theo tín ngưỡng thờ tổ tiên.

3. Giáo dục

Năm học 2014-2015 xã có 01 trường mầm non, 15 lớp mẫu giáo với 340 học sinh, 20 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. 02 trường tiểu học, 39 lớp  625 học sinh, 56 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. 01 trường trung học cơ sở có 8 lớp 270 học sinh, 24 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Cơ sở vật chất có 15 phòng học mẫu giáo, 39 phòng học tiểu học, 8 phòng học THCS.

4. Y tế, Thể thao

Trạm y tế xã có 01 nhà làm việc cấp 4 với 7 phòng, 05 giường bệnh, 6 cán bộ y tế, trên địa bàn xã có 15 nhân viên y tế bản, hàng năm khám, điều trị cho khoảng 619 lượt bệnh nhân.  Những cây thuốc quý, bài thuốc hay lưu truyền ở xã là dùng cây đẳng sâm.

Đồng bào dân tộc ở xã còn lưu giữ những trò chơi, thể thao đậm nét dân tộc Mông như: bắn nỏ, đánh tu lu, đẩy gậy, kéo co. Do cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên các phong trào và hoạt động thể dục thể thao chưa được phát triển rộng khắp ở các bản trên địa bàn xã.

III. LỊCH SỬ

Xã Hua Nhàn thành lập theo Nghị định số 47/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ, được tách ra từ 2 xã Tạ Khoa và Mường Khoa.

Đảng bộ xã Hua Nhàn được thành lập ngày 08/10/2008. Khi thành lập có 17 chi bộ, 79 đảng viên, đồng chí Vũ Xuân Hùng, Phó trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo tăng cường làm bí thư, đồng chí Vàng A Chu  làm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã. Ngày 05/4/2009, Đảng bộ xã Hua Nhàn tổ chức Đại hội lần thứ I. Ngày 13/8/2010, Đảng bộ xã Hua Nhàn tổ chức Đại hội lần thứ II. Hiện nay Đảng bộ có 20 chi bộ trực thuộc, 147 đảng viên.

Ngày 23/7 đến ngày 26/7/2012 tổ chức diễn tập chiến đấu trị an.

Từ năm 2009 đến năm 2014, có 37 tập thể và cá nhân được Ban Thường vụ Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện tặng bằng khen, giấy khen.

 

 


[1] Nguồn: Huyện ủy Bắc Yên (Công văn số Số 374 - CV/HU ngày 22/8/2016 Về việc góp ý vào dự thảo

Dư địa chí Sơn La)

[2] Nguồn: - Số hộ, số nhân khẩu theo Cục Thống kê Sơn La

               - Khoảng cách từ trung tâm xã đến các bản theo Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bắc Yên .

 

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập