Điều kiện tự nhiên, Dân số và lao động
Lượt xem: 1431
 Vị trí địa lý Phiêng Ban là xã vùng III của huyện Bắc Yên, trung tâm xã nằm cách huyện lỵ khoảng 3km về phía Đông; có tổng diện tích tự nhiên là 4.930 ha, có 13 bản (08 bản đặc biệt khó khăn). Xã phân chia thành 2 vùng: trong đó 8 bản vùng cao và 5 bản vùng thấp, về địa giới hành chính giáp với các xã như sau: Phía Đông giáp xã Suối Bau - huyện Phù Yên; phía Tây giáp xã Chim Vàn; phía Nam giáp xã Hồng Ngài; phía Bắc giáp xã Tà Xùa.

Điều kiện tự nhiên



              Về địa hình và khí hậu

Do nằm sâu trong nội địa với địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, độ cao trung bình là trên 600m so với mực nước biển, có Đỉnh Khao Canh cao 1.682m. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn  bình quân khoảng 1.100 - 1.500mm, độ dốc bình quân 25 - 300%, địa hình núi đá có độ dốc >350; do đó trên địa bàn xã luôn phải chịu nhiều loại hình thiên tai như: sạt lở đất, lũ lụt, lũ quét.... ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Nhiệt độ trung bình trong năm từ 180c - 200c. Thường lạnh và có sương mù vào các tháng 10, 11, 12 đến tháng 1, 2; nhiệt độ thấp nhất là từ 50c - 100c, nhiệt độ cao nhất từ 300c  - 37,60c và các tháng 5, 6, 7 trong năm; độ ẩm không khí trung bình năm 78,3%.

Phía Đông của xã có Suối Sập chảy ra Sông Đà với chiều dài 9 km, đây là một con suối lớn. Lưu lượng nước thay đổi theo mùa, do địa hình cao và dốc nên về mùa mưa lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy lớn. Mùa khô nước suối cạn kiệt gây ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân.

Ngoài ra trên địa bàn còn có nhiều khe, suối nhỏ tạo nên một hệ thống suối dầy đặc trong vùng. Do yếu tố địa hình nên khả năng khai thác nguồn nước từ các suối để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng là rất hạn chế.

3. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Địa bàn xã Phiêng Ban có một số loại đất chính như Đất phù sa ngòi suối (Py) nằm ở địa hình thấp dọc theo các ven suối. Hàm lượng dinh dưỡng đất ở mức trung bình, thích hợp cho trồng lúa nước và một số loại hoa màu (ngô, đậu đỗ...). Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi cao. Tầng đất dầy từ 50 - 100 cm. Hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình đến khá, thích hợp với các loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả... Đất vàng đỏ trên đá mác ma axít (Fa) Phân bố trên địa hình núi cao từ 400 - 600 m. Độ dốc phổ biến từ 20 - 250, đất có hàm lượng dinh dưỡng nghèo. Tầng dầy thường từ 30 - 70 cm, thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày như đậu đỗ, sắn... Đất mùn vàng nhạt trên đá phiến sét (Hs) và Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq) phân bố trên khu vực núi cao trên 1000 m. Loại đất này chủ yếu để khoanh nuôi và bảo vệ rừng, trồng rừng...

Đất nông nghiệp là: 2.960,01 ha chiếm 60,23% diện tích tự nhiên. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1.800,08 ha, gồm các loại đất sau:

- Đất trồng cây hàng năm: Có diện tích là 1.712,53 ha, chiếm 95,1% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bao gồm các loại:

+ Đất trồng lúa: Đất chuyên trồng lúa nước 2 vụ là: 46,22 ha, chiếm 2,57% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Đất trồng lúa nước còn lại là: 152,27 ha, chiếm 8,46% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Đất trồng lúa nương là: 60,45 ha, chiếm 3,36% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

+ Đất trồng cây hàng năm khác: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác là: 1.453,58 ha, chiếm 80,72% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

- Đất trồng cây lâu năm: Đất trồng cây lâu năm là: 88,27 ha, chiếm 4,9% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Đất nuôi trồng thủy sản là: 3,58ha, chiếm 0,12% diện tích đất nông nghiệp.

Tổng diện tích trồng cỏ trên địa bàn xã là: 53 ha (phục vụ phát triển đàn gia súc như trâu, bò, dê…).

b. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã: 1.169,32 ha, chiếm 23,8, độ che phủ rừng đạt 23,71%. Trong đó đất rừng sản xuất là: 372,07 ha; đất rừng phòng hộ là: 779,45 ha.

c. Đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng tính đến nay là: 1.825,30 ha, chiếm 37,14% diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất đồi núi chưa sử dụng là: 1.823,19 ha, chiếm 37,1% diện tích đất tự nhiên.

- Núi đá không có rừng cây là: 2,12 ha (cỏ tạp, cỏ hoang), chiếm 0,04% diện tích đất tự nhiên.

d. Tiềm năng, nét đẹp văn hoá, danh lam thắng cảnh

Xã có 7 dân tộc anh em cùng chung sống nên có nhiều nét sinh hoạt văn hoá đa dạng phong phú.



         VỀ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG

1. Dân số

Tổng số hộ toàn xã 1.045 hộ, bằng 4.942 nhân khẩu, trong đó nhân khẩu nữ 2.430, nhân khẩu nam 2.512. Mật độ bình quân 01 người/km2.

Xã có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 48,66% DS; dân tộc Mông chiếm 38,68% DS; dân tộc Mường chiếm 12,12% DS; dân tộc Kinh chiếm 0,44% DS; dân tộc Khơ mú chiếm 0,06% DS; dân tộc Tày chiếm 0,02% DS; dân tộc Sáng Chay chiếm 0,02% DS.

Tỷ lệ sinh hàng năm là 1 %.

TT

Tên bản

Số hộ

Nhân khẩu

Cách trung tâm xã (Km)

1

Cao Đa1

240

1.100

6

2

Cao Đa 2

100

451

12.2

3

Tân Ban

225

927

5

4

Bản Cang

95

455

8.7

5

Bản Hý

62

287

10.5

6

Pu Nhi

56

301

2.7

7

Rừng Tre

55

287

0

8

Bụa A

45

250

12

9

Bụa B

18

107

0.8

10

Phiêng Ban A

50

247

8.2

11

Phiêng Ban B

30

170

8.4

12

Suối Thán

31

180

3.5

13

Suối Ún

38

180

6

 

 

2. Lao động

Số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã 2.630 lao động, chiếm 53,1%. Trong đó nam là 1.385 người, nữ là 1.245 người.

Bình quân một năm tăng thêm 95 người.

Chất lượng lao động từng bước được nâng lên, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ 28,5%. Trong đó: Trình độ đại học 53 người, cao đẳng chuyên nghiệp hoặc cao đẳng nghề 93 người, trung cấp nghề hoặc sơ cấp nghề 346 người.

Phần lớn lao động nông thôn tham gia sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu, chiếm 59,5% lực lượng lao động.

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập