Truyền thống văn hóa các dân tộc Bắc Yên
Lượt xem: 1322

1- Dân tộc Mường:  Họ gắn bó với thiên nhiênnúi rừng và sông nước, có đời sống văn hoá tinh thần phong phú, ở nhà sàn,không có vách ngăn, sống thành từng bản riêng dọc theo ven sông, suối và trụcđường giao thông. Người Mường có truyền thống lâu đời trồng lúa nước, giỏi trồngtrọt, chăn nuôi, săn bắt, chài lưới, làm bè tre, đàn ông khéo tay, giỏi đanlát, phụ nữ giỏi thêu thùa, ươm tơ, dệt vải; trang phục của người Mường đơn giảnvà hấp dẫn. Trước đây nam giới thường mang trang phục quần áo riêng. Nữ giới mặcváy, yếm và áo cánh ngắn thân xẻ ngực, cài cúc, khăn đội đầu, sống cởi mở, lạcquan, yêu đời, yêu thương, quý trọng con người, am hiểu văn hóa dân gian, có ýthức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Đời sống tâm linh của người Mườngtheo tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên, thần đất, thần sông, thần núi, vớinhiều lễ hội diễn ra trong năm, họ có kho tàng văn hóa dân gian khá phong phú vớicác thể loại thơ dài, truyện cổ, những điệu múa, hát ru em, hát đối (đang Mường).Trò chơi của người Mường gần gũi với mọi đối tượng, có những trò chơi được tổchức chu đáo, công phu, như: thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn... Các trò chơi lứatuổi thiếu niên, nhi đồng được tổ chức linh hoạt ở mọi lúc, mọi nơi, đơn giản,tiện lợi. Cồng là nhạc cụ đặc sắc của dân tộc Mường, lễ ca là những áng mo, bàikhấn do thầy mo đọc trong đám tang, thể hiện ở bản mo nổi tiếng “Té tất té đác”(đẻ đất đẻ nước), ngoài ra còn nhị, sáo, trống, kèn... rất độc đáo.

2- Dân tộc Mông:  Sự đan xen các nét văn hoácủa đồng bào Mông vùng Tây Bắc, thể hiện ở các nét văn hoá, như: cư trú theodòng họ, đời sống chủ yếu làm nương rẫy, trồng ngô và trồng lúa nương, họ cầncù và sáng tạo trong lao động, có kinh nghiệm chăn nuôi gia súc, gia cầm, giỏivề kỹ thuật mộc và rèn đúc làm lưỡi cày, dao, cuốc, kỹ thuật tôi thép của ngườiMông khá độc đáo, nghề mộc thể hiện khả năng khéo léo trong việc ghép gỗ thànhthùng chứa nước, đẽo gọt gỗ làm trõ xôi, làm bát, muôi, thìa, phụ nữ Mông tự trồnglanh dệt vải, khéo tay, giỏi về kỹ thuật nhuộm vải, may vá, thêu thùa, tạohình, hoa văn rực rỡ trên vải và trang phục áo váy… Người con trai phải biết thổisáo, khèn, đàn môi. Khi đến tuổi trưởng thành, người con trai mang khèn đến thổivào ban đêm trước cửa nhà cô gái, nếu điệu sáo hay, điệu khèn thu hút được lòngcô gái thì cô gái sẽ ra trò chuyện. Vào các ngày lễ hội để mong được bạn gái đểý đến, con trai cũng thể hiện làn điệu nhạc, nhảy múa để thu hút bạn gái, nếuđược bạn gái đồng ý thì hẹn bạn trai làm thủ tục “Kéo vợ”. Theo tục “Kéo vợ” củangười Mông, ngày hôm sau cho thầy chủ hôn đến thưa chuyện với nhà gái, nếu đượcnhà gái nhất trí, nhà trai đưa con trai đến thăm bố mẹ vợ và đem lễ vật, rượu, tiền bạc để tạ ơn và làm vía thành hôn đồngý cho hai người lấy nhau. Người con trai phải cùng vợ ngủ lại nhà gái một đêm rồisáng hôm sau mới về, ngày nay thủ tục có phần thay đổi tiến bộ hơn, người congái tìm hiểu kĩ hơn, tự do lựa chọn người bạn đời. Người Mông có đời sống vănhoá tinh thần phong phú gắn với tín ngưỡng, sống đoàn kết, có ý thức bảo tồn vàphát huy truyền thống văn hoá của dân tộc mình, luôn tự tôn dân tộc và dòng họ,tạo nên ý thức cộng đồng sâu sắc.

3- Dân tộc Thái:  (Thái đen) họ có những nét vănhóa riêng, ở nhà sàn, không có vách ngăn, thoáng mát và rộng rãi, trong giađình thường có nhiều thế hệ cùng sinh sống và cùng tuân theo các quy định củadòng họ, trưởng gia là người điều hành mọi hoạt động của gia đình, nhưng khôngphân biệt đối xử giữa nam và nữ, họ sống hòa thuận yêu thương nhau và ít xảy ranhững chuyện bất hòa trong gia đình. Một số phong tục tập quán, như: thờ cúngông bà, tổ tiên, các hình thức lễ hội xến Mường, xến Bản, các lễ hội truyền thốngthu hút sự tham gia đông đảo của các thanh niên trong bản. Trong lễ hội, sau phầnlễ là phần hội có nhiều sinh hoạt văn hóa và các trò chơi, như: đánh đu, thi bắnnỏ, khắp Thái, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ... Một số nét văn hóa đặcsắc, như: trang phục khăn piêu, váy sọc đen, áo cóm, tẳng cẩu, thổi khèn bè, uốngrượu cần, múa xòe được gìn giữ và truyền dạy cho con cháu. Người Thái có đời sốngvăn hóa tinh thần phong phú và sinh hoạt cộng đồng, sống trung thực, nhân hậu,yêu lao động, gắn bó với bản mường

4- Dân tộc Kinh: Chủ yếu đến từ Hải Dương,Hưng Yên và Thái Bình đi theo tiếng gọi của Đảng xây dựng vùng kinh tế mới, hoặclên làm ăn, buôn bán, sống hòa thuận với các dân tộc anh em khác, động viêngiúp đỡ nhau trong cuộc sống và cùng xây dựng quê hương thứ 2 giàu đẹp, NgườiKinh có phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy, giađình có luân lý, luật tục riêng, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cha mẹ,ông bà, con cái, họ không theo tôn giáo, chỉ có các tín ngưỡng dân gian như: thờcúng tổ tiên, họ quan niệm, tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, chamẹ sinh ra mình. Người con hiếu thảo phải biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ,có hiếu với cha mẹ thì phải có hiếu với ông bà, tổ tiên, lúc ông bà, cha mẹ cònsống, con cháu phải phụng dưỡng, phải vâng lời dạy bảo cha mẹ. Khi chết đingoài việc lo ma chay, chôn cất, con cháu phải thờ cúng như thờ cúng tổ tiên làlập bàn thờ tại nhà và cúng bái trong những ngày sóc vọng, giỗ tết. Mỗi giađình người Kinh đều có bàn thờ tổ tiên, họ quan niệm vong hồn gia tiên luônluôn ở bên mình, người sống như được tiếp xúc với giới vô hình qua việc cầucúng, lễ bái. Mỗi tuần tiết ngày rằm mùng một hàng tháng, ngày kỵ hoặc mùa cóhoa, quả mới, hay khi có hiếu hỷ ...họ đều làm lễ báo cáo gia tiên. Gia chủ thườngkhấn vái gia tiên trước để để trình bày sự kiện, sau là để xin sự phù hộ giúp đỡ.Tùy theo từng trường hợp, việc báo cáo gia tiên, gia chủ chỉ cần sắm lễ nhỏ,đĩa xôi, nải chuối, ly rượu, trầu cau, hoa quả, chén nước là đủ hoặc có khi làcỗ cúng mặn, lễ vật không đáng kể, điều quan trọng là tấm lòng thành của concháu, sự thờ phụng tổ tiên chính là biết ơn các bậc đã sinh thành ra mình, nuôinấng và tác thành cho mình. Việc thờ cúng tổ tiên của dân tộc Kinh được coi nhưmột “đạo”, một tín ngưỡng khá đặc biệt, được tiến hành thường xuyên, quanh năm,theo định kỳ, giỗ là ngày thiêng liêng nhất trong năm, con cháu đều phải tậptrung về. Ngoài ngày giỗ họ còn thờ cúng tổ tiên vào dịp tết nguyên đán, tếtnguyên tiêu (15 tháng giêng âm lịch), ngày 3/3 (còn gọi là là ngày hàn thực, ănbánh trôi, bánh chay), tết đoan ngọ (5/5), Vu lan (15/7), 23 tháng chạp (ôngTáo lên chầu trờì),... Tục thờ cúng tổ tiên của đồng bào Kinh đã góp phần tíchcực củng cố mỗi quan hệ dòng họ, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của ngườiViệt Nam.
5- Người Dao:  Có phong tục thờ tổ tiên là Bàn Hồ, có thểxác định dòng họ và thứ bậc của người Dao qua tên đệm, tục ở rể có thời hạn vàvĩnh viễn. Người Dao sống trong các nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất hay nhà trệt.Trong trang phục truyền thống, nam giới mặc quần và áo đơn giản, nữ giới trangphục phong phú hơn với những trang trí hoa văn truyền thống, đầu đội khăn, đờisống chủ yếu làm nương lúa, nương ngô, sắn, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ma chaycủa người Dao được tổ chức theo tục lệ xưa...

          6- Người Khơ Mú:  Sinh sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy.Công cụ sản xuất chỉ có rìu, dao rựa, cuốc và gậy chọc lỗ tra hạt. Sản phẩmtrồng chỉa có lúa nương, ngô, khoai, sắn, bầu bí. Ngày nay người Khơ Mú đã tiếpthu canh tác ruộng lúa nước, làm đất bằng cày bừa, biết làm thủy lợi, bón phâncho cây trồng. Đồng bào chăn nuôi trâu bò để làm sức kéo, nuôi gia cầm chủ yếudùng trong lễ nghi, tiếp khách và ngày nay đã trở thành hàng hóa để mua bán,trao đổi.

          Sống xen kẽ trong vùng người Thái cư trú, bản của người Khơ Mú thường có người Tháisinh sống nên cũng có bản do người Khơ Mú làm trưởng bản, cũng có bản lại dongười Thái đứng đầu. Bản của người Khơ Mú rất nhỏ, chỉ khoảng 5 - 7 nhà. Vì điềukiện du canh, du cư nên bản làng thường nhỏ bé, rải rác. Ngày nay, nhiều nhómngười Khơ Mú đã sống định cư, đã dựng được những ngôi nhà gỗ, tre chắc chắn,khang trang, rộng rãi.

          Người Khơ Mú rất thạo nghề đan lát mây tre giang, làm thành những đồ gia dụng dùngtrong gia đình và trao đổi với người Thái để lấy vải, đồ sắt. Nghề dệt vải, nghềmộc, nghề rèn không phát triển.

          Về trang phục, phụ nữ Khơ Mú mặc giống phụ nữ Thái: Váy ống hẹp bó sát đùi, bó sátngực, ống tay áo dài hoặc cộc, chỉ hơi khác là cách trang trí những hàng tiền bạchoặc miếng tròn vỏ ốc dọc trước thân áo. Đầu cũng đội khăn piêu quấn vắt chéotrên đỉnh đầu, bà già thì đội mũ chỏm cao có ngù tua ở phía sau, còn nam giớithì hoàn toàn mặc theo người Thái, người Kinh.

          Người Khơ Mú sinh sống theo gia đình nhỏ phụ quyền. Khi trai gái đến tuổi được tìm hiểubạn đời, hôn nhân phải theo chế độ một vợ, một chồng, nhưng để dẫn đến hôn nhânthì quyết định là do hai gia đình, đặc biệt là ông cậu. Hôn lễ được tiến hànhqua các lễ ngỏ lời rồi đến lễ ăn dạm hỏi, sau đó lễ cưới được tổ chức bên nhàgái. Nhà trai phải dẫn sang nhà gái tiền mua người và đồ sính lễ. Cưới xong,người con trai ở rể bên nhà vợ một thời gian. Sau đó nhà trai lại tổ chức ăn uống,làm lễ đón dâu. Khi ở nhà vợ, người chồng đổi họ theo vợ, còn nếu có con thìcon theo họ mẹ, trái lại khi về nhà chồng thì vợ phải đổi họ theo chồng và cáccon lại mang họ bố. Người cùng dòng họ không được lấy nhau, nhưng con trai côđược lấy con gái cậu.

          Trong tang ma của người Khơ Mú diễn ra lễ thức đọc bài cúng tiễn biệt người chết, cóâm nhạc chiêng, kèn phụ họa, rồi đưa thi hài đi mai táng.

          Người Khơ Mú cho rằng, mọi hiện tượng đều có ma, ma trời (hroi lvang) là to nhất, cóbinh lính là giông bão, sấm sét. Ma đất (hroi plê) gồm ma đất từng địa phương,dưới quyền ma đất có ma nương, ma rừng, ma bản. Ma thuồng luồng (Pru đồng) tượngtrưng cho sức mạnh của nước suối. Ma nhà (hroi gang), ma tổ tiên (hroi ta dạ).Các ma có thể mang đến điều lành cho con người, nhưng đôi khi giận giữ ma cũngtrừng phạt con người.

          Vềlễ tết, ngoài tết Nguyên đán ra, người Khơ Mú còn ăn tết cơm mới. Tết được tổchức sau vụ gặt tháng 10 âm lịch. Ðây là dịp vui của cả bản sau một thời gianlao động mệt nhọc. Tết cơm mới của người Khơ Mú thể hiện sắc thái văn hoá tộcngười đậm nét. Họ còn duy trì nhiều nghi lễ liên quan đến nông nghiệp, trồng trọt.Trong các ngày lễ tết, trẻ em hay đánh cầu lông làm bằng lông gà, đánh quay vàcác trò chơi dân gian khác.

          Nền văn học, nghệ thuật dân gian của người Khơ Mú rất phong phú, bao gồm: Truyện kể,thuyền thuyết, thần thoại… chủ yếu thông qua truyền miệng. Người Khơ Mú có rấtnhiều làn điệu dân ca vừa trong trẻo vừa khỏe khoắn với lối hát mang đậm tính sửthi, trữ tình, giàu hình ảnh của cây ngàn, khe suối. Họ hãnh diện với những điệuhát Tơm (hát giao duyên) ngọt ngào, sâu lắng, nhất là làn điệu dân ca “Chiếckhăn piêu”. Cùng với làn điệu “Tơm”, khi lên rừng làm nương rẫy, hay xuống chợ,đi du xuân... người Khơ Mú thường hát điệu “Kưn chơ” (hát đi đường), âm vang,khỏe khoắn như tiếng vọng của đại ngàn.

          Nhạc cụ và nhạc khí truyền thống của người Khơ Mú gồm: đàn trống (mbring rơbang),sáo dọc (piót), sáo nhiều ống (ho rơ), đàn môi, đàn dây (bring tơ hếch). Ngoàira, còn sử dụng các loại nhạc cụ của người Thái như: Chiêng, trống, khèn bè, nhịhai cây, sáo... Độc đáo nhất trong hệ thống nhạc cụ người Khơ Mú là cây Pí Tơm.Người Khơ Mú rất thích xòe, múa tập thể. Điệu múa đặc trưng của người Khơ Mú làmúa Cá lượn (Viêng ver guông). Ngoài ra, còn có những điệu như: Múa đuổi chim(Tẹ Kam Đặt Sim); múa cầu mùa (Te grơ); múa mừng nhà mới; múa dũ ống (tăng bu);múa tra hạt…

            7- Người Tày:  Có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuốithiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Họ có truyền thống làm ruộng nước, từlâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắcmáng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng.

          Sản phẩm nông nghiệp có đủ các loại như lúa, ngô, khoai, sắn và các loại rau... Cácloại quả lê, táo, mận, quýt, hồng ngon nổi tiếng ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng.Đồng bào còn trồng các loại cây công nghiệp như thuốc lá, trẩu, hồi, chè.

          Người Tày có nghề thủ công phong phú, đa dạng, nam nữ đều biết đan các đồ dùng bằngcót, bồ, sọt, rổ, nơm, đó… Nghề làm gạch, ngói, nung vôi có ở nhiều nơi. Nghềkéo dầu thực vật để ăn và thắp cũng khá phổ biến. Lạng Sơn có nghề chưng cất dầuhồi đã có truyền thống từ lâu. Người Tày tự túc được các loại vải để may váyáo, làm màn, khăn mặt, chăn… Nhiều vùng dệt thổ cẩm rất đẹp, nuôi tằm kéo tơ dệtlụa. Nghề rèn đã có mặt ở nhiều nơi để làm ra nông cụ như: Lưỡi cày, cuốc, xẻng,hái, các loại dao…

          Từ lâu, người Tày đã cư trú tập chung thành bản, thường ở ven các thung lũng, triềnnúi thấp trên một miền thượng du. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, nhiều bản cótới hàng trăm nóc nhà. Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn, họ thườngchọn những loại gỗ quý để dựng nhà. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hoặc lácọ. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.

          Theo phong tục truyền thống, hầu hết người Tày kết hôn trong cùng dòng họ. Gia đìnhngười Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. Thanh niênnam nữ được tự do tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Thế nhưng, có đi đến hônnhân hay không lại do hai gia đình quyết định. Hôn lễ truyền thống của ngườiTày được tiến hành qua các nghi thức: Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báongày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu…, thể hiện bản sắc văn hoá của một tộcngười. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngàysinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng. Gia đình người Tày thường quí con trai hơnvà có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà.

          NgườiTày quan niệm, người chết linh hồn tiếp tục sống ở thế giới bên kia. Nếu ngườichết bất đắc kỳ tử thì người Tày làm lán quàn quan tài, làm ma chôn tại chỗ. Trẻem chết thì bó chiếu chôn rất xa nhà. Người già chết thì làm ma trên sân nhà ở.Khi bố mẹ qua đời, người con trai cả đeo dao, mang một gói muối đi mời thầy tàođến cúng làm đám tang. Người con đeo dao suốt những ngày diễn ra tang lễ. Hàngnăm, người Tày chỉ đi tảo mộ người chết vào tết Thanh Minh (ngày 3/3 âm lịch)và chỉ cúng tổ tiên vào ngày rằm, mồng một, ngày Tết như cúng các thần linhkhác.

          Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồngnhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Nữ có áocánh ngắn may cổ cao, năm thân, cài năm khuy ở cổ và sườn bên phải, quần dài,thắt lưng, khăn. Ngày lễ hội, mặc thêm áo cánh trắng bên trong. Trước kia, phụnữ Tày nhiều vùng cũng mặc váy, gần đây chuyển sang mặc quần, dài chấm gót, quầnchân què, đũng rộng, cạp lá tọa. Phụ nữ Tày còn có áo dài kiểu như áo ngắn, vạtbuông dài quá đầu gối. Đồ trang sức có vòng cổ, vòng tay, vòng chân và dây xàtích bằng bạc.

          Trang phục của nam giới có quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may nămthân, cổ đứng. Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối.

          Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại thơ, ca, các truyệncổ tích, truyện cười dân gian, múa nhạc... Các điệu dân ca phổ biến nhất là hátlượn, hát đám cưới, ru con. Người Tày phổ biến hát lượn như hát ví ở miền xuôi.Hai bên nam nữ hát đối đáp về mọi khía cạnh của đời sống xã hội, nhất là vềtình yêu đôi lứa. Có nhiều điệu lượn như lượn Slương, lượn Then, lượn NàngHai... Người Tày còn có các điệu hát Then, gọi là Văn ca, được ngâm hát trongđám tang, gọi là hát hội trong các hội Lồng tồng, gọi là Cỏ lẩu trong hát đámcưới.

          Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá tinh thần củađồng bào Tày. Nó như linh hồn trong nghệ thuật dân ca dân vũ Tày. Bao đời nayđàn tính như một phương tiện giao tiếp mang đậm bản sắc.

          Trong xu hướng phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, để gìn giữ bản sắc văn hóa củadân tộc Tày cùng các dân tộc anh em khác như giữ lại được những trang phục cổtruyền, sinh hoạt văn hóa trong đám cưới, ma chay, lễ hội là điều không phải dễdàng. Việc bảo tồn và phát huy những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của ngườidân tộc đòi hỏi có một chính sách nhất quán để người dân tộc hiểu và nhận thứcđược vốn quý giá của dân tộc, có ý thức gìn giữ là lưu truyền qua nhiều thế hệ.Có như vậy mới tránh được tình trạng dần mất đi bản sắc của dân tộc mình, mànhiều dân tộc hiện nay đang gặp phải.                           

Các dân tộc ở Bắc Yên luôn đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóatốt đẹp của dân tộc, phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. 
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập